GIÁO DỤC LỐI SỐNG XANH TRONG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO DỤC LỐI SỐNG XANH TRONG HỌC ĐƯỜNG

Hiện nay, việc giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường luôn được các cơ sở giáo dục quan tâm. Mỗi trường dù thực hiện một mô hình khác nhau, nhưng tất cả đều mang thông điệp bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh trong học đường.

Những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường luôn được ngành giáo dục quan tâm. Từ các mô hình, phong trào mang tính thiết thực cao, nhận thức của lớp trẻ ở các tỉnh thành trong cả nước đã dần được định hình, từ đó lan tỏa ý thức từ trường học đến cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường sống.

Tiêu biểu như tại Trường THPT Thạnh Hóa (huyện Thạnh Hóa), cứ vào ngày thứ bảy của tuần thứ 2 và thứ 4 hàng tháng, HS lại đem rác thải tái chế đến Ban Chấp hành Đoàn trường đổi lấy quà như cây viết, quyển tập, móc khóa…

Học sinh Trường THPT Thạnh Hóa lấy rác thải tái chế đổi lấy quà

Bí thư Đoàn trường THPT Thạnh Hóa – anh Trần Văn Thông cho biết: “Mô hình Đổi rác thải tái chế lấy dụng cụ học tập được triển khai vào tháng 3/2021, nhận được sự hưởng ứng tích cực của HS, góp phần chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”.

Tại Trường THPT Chuyên Long An (TP.Tân An), thực hiện mô hình Phân loại rác thải tại nguồn với tên gọi “Chuyên Long An xanh”, hàng tuần, các thành viên trong nhóm thay phiên nhau đến từng lớp để tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn; đồng thời, hỗ trợ dụng cụ cho từng lớp để phân loại rác tái chế và không tái chế.

Ngoài việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường, việc phân loại rác thải tại nguồn còn giúp các thành viên nhóm “Chuyên Long An xanh” gây quỹ được gần 200.000 đồng/tháng từ việc bán rác tái chế như chai, ly nhựa, giấy…

Em Tạ Khánh Tín (HS lớp 11A1) – Trưởng nhóm “Chuyên Long An xanh” chia sẻ: “Mô hình nhằm tuyên truyền các bạn chung tay bảo vệ môi trường. Nhóm em thành lập fanpage trên mạng xã hội để đăng tải những thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường, in và dán bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn trên thùng đựng rác của mỗi lớp học để các bạn bỏ rác đúng nơi quy định. Đến nay, mô hình thật sự có sức lan tỏa trong HS”.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *